Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2020

Hoạt động tăng cường vận động thể chất và phát triển trí não cho bé?

Hình ảnh
Chào các bố mẹ thông thái,   Với các bé đặc biệt trong khoảng 1-2 tháng đầu đời, hầu hết các bố mẹ đều vất vả xoay quanh việc ăn, ngủ, ị bỉm và quên mất chữ A to đùng trong EASY, chính là Activity - các hoạt động. Bài viết trước mình đã chia sẻ về việc Làm sao để giữ bé thức . Khi bé quen và thức được rồi thì bố mẹ và con sẽ làm gì? Chơi gì và vận động như thế nào?  Mình xin gợi ý danh sách các hoạt động sau nhé?  Tummy time (tập nằm sấp)  Xem tranh ảnh trắng đen kích thích thị giác Đọc sách vải Đọc sách ehon Nghe nhạc hoặc hát Nhảy hoặc đu đưa, khiêu vũ cùng bé trên nền nhạc.  Đồ chơi phát triển kỹ năng Tập thể dục  Trò chuyện cùng bé Đồ chơi Montessori Massage cho bé Cho con đi bơi Gấp quần áo Học đọc chữ Học toán Tìm hiểu thế giới xung quanh Các bố mẹ có thể tìm trên mạng, youtube hoặc Google hay Facebook để xem kỹ chi tiết cách làm. Tummy time (tập nằm sấp)  Hầu hết các bác sĩ nhi khoa khuyến khích việc tummy từ khi mới sinh ra. Tummy time giúp cho bé sơ sinh phát triển vùng cơ cổ,

A - Làm thế nào để giữ con thức?

Hình ảnh
Để theo được EASY hay EWS thì cần phải tách biệt giữa ăn và ngủ . Trong những tháng đầu đời đặc biệt là khi mới sinh tới khoảng 5-6 tuần, một trong những thách thức lớn nhất cho các bố mẹ theo EASY là giữ cho bé thức, vì hầu hết các bé bú mẹ đều lim dim rồi ngủ gật luôn, và trạng thái ngủ với bú bị lẫn lộn, không tách ra được, và nhiều lúc còn cảm giác bé ngủ cả ngày luôn. Vậy làm thế nào giữ bé thức? Bạn có thể thử một hoặc một vài cách kết hợp sau:  Tháo quấn. không đắp khăn, chăn ấm quá bé lại ngủ. Tháo, cởi bớt quần áo (chỉ một lát thôi để bé tính thì mặc lại nhé): vì hầu hết khi bị tháo bỏ quần áo lành lạnh bé sẽ tỉnh táo. Tháo bỉm/ tã Vuốt má con. Nhớ vệ sinh tay sạch sẽ bạn nhé! Vừa cho bé ti vừa vuốt má, xoa tay, chơi với tay chân của con. Xoa xoa lòng bàn tay con, hoặc nghịch tay con. Không cù léc chân, tay con nhé. Đừng xoa đầu nha vì xoa đầu dễ ngủ hơn. Vuốt dọc sống lưng của bé. Bế đứng. Bế bé theo phương thẳng đứng cũng thường giúp bé tỉnh ngủ hơn. Bạn có thể tranh thủ k

Mẹ ăn gì cho nhiều sữa?

Hình ảnh
Quay lại chuỗi bài về Cho con bú mẹ, khi bạn đã hiểu về cơ chế tiết sữa mẹ (cơ chế hooc môn trong những ngày đầu và cơ chế cung cầu trong thời gian tiếp theo), các bạn sẽ biết rằng việc có nhiều sữa phụ thuộc vào khả năng kích thích nhu cầu của bé chứ không phải thức ăn. Trong các bài viết về chủ đề này, mình thấy bác sĩ sữa mẹ Anh Thy đã có tư vấn rất chi tiết nên gửi các bố mẹ, ông bà cùng tham khảo nha!  Tóm tắt rất ngắn là trừ những món bố hoặc mẹ dị ứng vì nguy cơ bé cũng bị dị ứng, ăn chín uống sôi, lành mạnh, uống nhiều nước, đầy đủ đạm rau củ quả tinh bột, mẹ không cần kiêng kị gì cả! Theo tư vấn của Bác sĩ Sữa mẹ Anh Thy:  Ăn theo khả năng chứ không cần phải ăn gấp đôi bình thường. Một chế độ ăn đầy đủ nhóm: tinh bột, đạm, rau củ. Ăn 3 bữa 1 ngày. Có thể thêm 1-2 bữa phụ nếu mẹ thấy đói. Bữa phụ có thể là sữa đậu nành, sữa ngũ cốc, trái cây, bánh, 1 đĩa xà lách trộn, bánh mì sandwich kẹp rau/trứng, trái chuối, trái táo… nhiều lắm, miễn nhanh gọn là được. 1/ NHÓM ĐẠM: Ăn tất cả

Khớp ngậm đúng giúp bé bú mẹ hiệu quả

Hình ảnh
Một trong những hối tiếc làm mẹ của mình là không tìm hiểu kỹ về khớp ngậm trước khi sinh em bé, và cứ nghĩ một cách tự nhiên đưa ti vào miệng thì bé sẽ bú. Sau khi chia sẻ thì nhiều bạn bè, gia đình và hội nhóm của Mẹ Sóc cũng nói rằng việc cho con bú thực sự có rất nhiều vấn đề chứ không đơn giản như họ nghĩ.  Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn các thông tin cụ thể, súc tích nhất có thể: Video hướng dẫn về chỉnh khớp ngậm đúng Hậu quả của việc bé bú sai khớp ngậm Làm sao để biết bé có khớp ngậm đúng? Chỉnh khớp ngậm đúng và tập bé bỏ bú dễ hay khó? Mời các mẹ cùng xem video hướng dẫn của bác sĩ sữa mẹ Anh Thy nhé?  Khóa học ngắn của Stanford về Cho con bú mẹ (Stanford's short course on Breastfeeding) Mẹ nào có thời gian muốn học bài bản về cho con bú, khớp ngậm cũng có thể tham khảo khóa học của Stanford về Cho con bú mẹ trên Coursera. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Anh, có phụ đề các tiếng gồm tiếng Việt. Mẹ Sóc đã cùng tham gia dịch sang tiếng Việt nên mong sẽ hữu ích cho nhiều bố mẹ.

Cơ chế tạo sữa mẹ

Hình ảnh
Bài viết này mình sẽ chia sẻ lại về một số điểm quan trọng trong cơ chế tạo sữa mẹ.  Video của bác sĩ sữa mẹ Anh Thy, giải thích rất chi tiết về nội dung này Các bộ phận của tuyến vú tạo sữa  Các cơ chế tạo sữa: cơ chế hooc-môn và cơ chế cung cầu Giải phẫu tuyến vú  Các hooc môn tạo sữa estrogen, progestrone, prolactin và oxytocin  Phản xạ xuống sữa  Làm gì để có nhiều sữa? Nếu các mẹ có bận rộn và quên thì điều duy nhất cần nhớ là Bé càng bú thường xuyên và hiệu quả thì mẹ sẽ càng có nhiều sữa!  Mời các bạn cùng đọc nhé?  Hiểu biết sai lầm về sữa mẹ Một trong những hiểu biết vô cùng quan trọng với các bố mẹ, đặc biệt là các mẹ, là sữa mẹ được tạo ra như thế nào? Và không quá ngạc nhiên khi hầu hết các mẹ sinh con lần đầu và rất nhiều người xung quanh hiểu nhầm hay có những hiểu biết rất sai về việc tạo sữa mẹ, chẳng hạn như: Ngực phải to hoặc căng mới có đủ sữa, Sữa phải có màu vàng mới nhiều dinh dưỡng, Sữa nóng nên bé bú không lên cân, Mẹ phải ăn gấp đôi ba bình thường mới có sữa ch

Lợi ích của sữa mẹ và cho con bú mẹ

Hình ảnh
"Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ"  Hẳn các bạn đã nghe rất nhiều trong các đoạn quảng cáo sữa công thức trên ti vi? Nhưng lợi ích của việc bú mẹ còn nhiều hơn thế rất nhiều! Tất cả chúng ta đều biết sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là loại thức ăn hoàn hảo để trẻ sơ sinh phát triển toàn diện. Trong sữa mẹ có chứa các chất đề kháng và dưỡng chất, các chất này đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thay đổi của bé và bảo vệ bé khỏi viêm nhiễm và bệnh tật. Việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu không chỉ có lợi cho trẻ, mà còn có lợi cho bà mẹ trên nhiều phương diện. 1. Những lợi ích của sữa mẹ với trẻ Bạn có biết?  Sữa mẹ được "chế biến" theo nhu cầu phát triển của từng bé: bé trai/ gái, tháng tuổi nào, nhu cầu dinh dưỡng...  Sữa mẹ đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với trẻ: Sữa mẹ tốt cho sự phát triển của trí thông minh, thị lực, hệ thần kinh và ruột của bé. Trẻ bú mẹ thường ít bị bệnh và cả khả năng hồi phục sau các đợ

Làm thế nào giữ bé thức?

Hình ảnh
Để theo được EASY hay EWS thì cần phải tách biệt giữa ăn và ngủ. Trong những tháng đầu đời đặc biệt là khi mới sinh tới khoảng 5-6 tuần, một trong những thách thức lớn nhất cho các bố mẹ theo EASY là giữ cho bé thức, vì hầu hết các bé bú mẹ đều lim dim rồi ngủ gật luôn, và trạng thái ngủ với bú bị lẫn lộn, không tách ra được, và nhiều lúc còn cảm giác bé ngủ cả ngày luôn. Vậy làm thế nào giữ bé thức? Bạn có thể thử một hoặc một vài cách kết hợp sau:  Tháo quấn. không đắp khăn, chăn ấm quá bé lại ngủ. Tháo, cởi bớt quần áo (chỉ một lát thôi để bé tính thì mặc lại nhé): vì hầu hết khi bị tháo bỏ quần áo lành lạnh bé sẽ tỉnh táo. Tháo bỉm/ tã Vuốt má con. Nhớ vệ sinh tay sạch sẽ bạn nhé! Vừa cho bé ti vừa vuốt má, xoa tay, chơi với tay chân của con. Xoa xoa lòng bàn tay con, hoặc nghịch tay con. Không cù léc chân, tay con nhé. Đừng xoa đầu nha vì xoa đầu dễ ngủ hơn. Vuốt dọc sống lưng của bé. Bế đứng. Bế bé theo phương thẳng đứng cũng thường giúp bé tỉnh ngủ hơn. Bạn có thể tranh thủ kết

Chu kỳ EWS và Lịch trình sinh hoạt bé 8-12 tuần

Hình ảnh
  EWS là gì?  Trong cuốn sách "The New Contented Little Baby Book", tác giả Gina Ford có đề xuất một chu kỳ kiểu khác gọi là Eat Wake Sleep (Ăn Thức Ngủ) hay viết tắt là EWS.  Trong quá trình thực hiện theo EASY , nhiều bố mẹ cũng gặp khó khăn và cảm thấy lịch EASY3 hoặc 4 quả thực là quá khó, vì bé không theo được, không thức được , giấc này thì thức dài còn giấc khác lại buồn ngủ sớm. Việc này là hoàn toàn bình thường các bố mẹ nhé! Điều quan trọng là các bé có thói quen sinh hoạt lành mạnh. Khi đó, các bố mẹ có thể tham khảo thêm các chu kỳ EASY hay EWS phù hợp. Rất nhiều bố mẹ nhận thấy bé của mình thức được rất ngắn trước nap đầu tiên, mặc dù vừa ngủ dậy sau một đêm dài. Hãy ghi lại và điều chỉnh lịch phù hợp cho bé nhé.   Ví dụ lịch sinh hoạt cho bé tuần 8-12 7am: Ăn (E) 7-9am: Thức (W) 9-9:45am: Ngủ (S) 10:45-11am: Ăn (E) 9:45-12pm: Thức (W)  12-2 hoặc 2:15pm: Ngủ (S) 2:15-4:45pm: Thức (W) 4:45-5pm: Ngủ (S) 5pm: Ăn (E) 5-7pm: Thức (W) 6-6:15pm: Ăn (E) 7pm: Ngủ đêm N