Tại sao EASY thất bại? Thách thức và cách khắc phục?

EASY thách thức, thất bại và cách khắc phục

Bài viết này sẽ đi qua các nội dung: 
  • Tại sao EASY thất bại?
  • Cách khắc phục
Từ kinh nghiệm của mình tham gia vào các diễn đàn và đúc rút từ các câu hỏi, chia sẻ của các bố mẹ, dưới đây là những lý do chính khiến EASY gặp nhiều khó khăn và thất bại. Cùng với đó là các gợi ý để khắc phục nhé? 

TẠI SAO EASY THẤT BẠI?

1. Quá cứng nhắc

EASY là trình tự sinh hoạt, ăn – thức/ chơi – ngủ liên tiếp nhau chứ không phải là thời gian biểu: ăn phải đúng 7-10-13-16-19h hay ngủ phải đúng giờ kia. Thời gian du di có thể 15-30 phút không sao cả. Ví dụ sáng qua con dậy 7h, sáng nay bé dậy 6:30 thì tính từ lúc bé thức là bắt đầu chu kỳ và nối tiếp từ đó. Khi tới các tuần chuyển giao EASY, nên linh hoạt kết hợp các chu kỳ EASY trong một ngày, ví dụ hỗn hợp EASY 3 + EASY 3.5 hay EASY 3.5 + EASY 4. Bố mẹ cũng cân nhắc lịch EWS như trong gợi ý của Gina Ford, ví dụ lịch cho bé 8-12 tuần với tổng thời gian thức 3,5h
Quy tắc chính bạn cần nhớ là 12 giờ, tức là ví dụ bé dậy lúc 6:15 sáng thì 6:15 chiều bé nên được cho đi ngủ! Thời gian đi ngủ tốt nhất là từ 6-8h tối.

2. Catnap - các giấc ngủ ngắn

Catnap (giấc ngủ như mèo) là hiện tượng bé chỉ ngủ được giấc rất ngắn 30 – 45 phút rồi tỉnh dậy và khóc, không ngủ lại được. Thường xảy ra sau tuần ww5 (sau tuần trăng mật).
Điều này được giải thích là do giấc ngủ của trẻ sơ sinh là tổng hợp của các chu kỳ ngủ 30 phút. Nếu bé ngủ 1.5 tiếng tức là nối 3 chu kỳ ngủ với nhau. Rất nhiều bé từ sau tuần trăng mật tới khi bé khoảng 4-5 tháng chưa có khả năng kết nối các chu kỳ này, dẫn tới việc bé chỉ ngủ được như vậy rồi tỉnh dậy và khóc. 
Có hàng trăm ngàn lượt hỏi về chữa catnap trên các diễn đàn, nhưng tổng kết lại thì mình có thể tự tin nói rằng catnap không chữa được, mà chỉ có thể chờ cho bé đủ lớn, não đủ phát triển và kết nối được các chu kỳ ngủ lại với nhau. 
Chi tiết các bạn đón đọc bài viết về giấc ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cũng như gợi ý cách hỗ trợ catnap của bé nhé? 

3. Ngủ tràn hay lấn nap:

Ngủ tràn nap hoặc lấn nap cũng là một nguyên nhân khác khiến EASY gặp thách thức và thất bại. Thường việc này do catnap kéo dài liên tục nhiều ngày, khiến bé bị thiếu ngủ và gọi là hiện tượng nợ ngủ, hoặc do bé quá mệt và ngủ miên man. Trừ trường hợp bé bị ốm, có vấn đề về sức khỏe (sinh non, bị vàng da hay tiếng Anh gọi là jaudine, rơi vào thời kỳ tăng trưởng nhảy vọt (growth spurt), tuần khủng hoảng... các bố mẹ có thể tham khảo cách giữ cho bé thức và các hoạt động phát triển trí tuệ và tăng cường thể chất nhé? 

4. Tuần khủng hoảng (Wonder Week hay viết tắt là ww) 

Tuần khủng hoảng là khái niệm được đề cập trong nghiên cứu của và cuốn sách "Wonder Week". Về cơ bản đây là những thời điểm cột mốc cho những phát triển của bé (development leap), và thể hiện ở 3 chữ C: Crying (khóc) - Clinging (đeo bám/ theo bố mẹ) - Cranky (Cáu kỉnh). Đến tuần khủng khoảng bé sẽ rất “khó ở”, ăn kém, khó ngủ, catnap nên bé sẽ rất vỡ nếp EASY. Bố mẹ cố gắng nương theo con, hỗ trợ bé và bám nếp EASY càng sát càng tốt. Để sau khi qua tuần khủng hoảng bé quay lại vẫn theo được nếp EASY dễ dàng.

5. Bé dậy quá sớm hoặc quá muộn

Thời gian tối ưu để bé thức thường là trong khoảng 6-8h sáng vì chu kỳ EASY là cho ban ngày liên tục trong vòng 12 tiếng và bé nên đi ngủ trong khoảng 6-8h tối để có đủ 12 tiếng ngủ đêm. 
Rất nhiều bố mẹ gặp phải trường hợp con dậy quá sớm (trước 6h sáng) hơn là quá muộn (sau 8h), Và chữa dậy muộn thì dễ hơn nhiều so với chữa dậy sớm. 
Nếu bé dậy muộn thì các bạn đơn giản là đánh thức bé dậy, bé dậy trước 7:30 là hợp lý.
Nếu bé dậy quá sớm, trước 6h thì nên hỗ trợ bé ngủ lại: vỗ cho bé ngủ lại (bế vác hoặc để bé nằm ở cũi), hoặc dùng ti giả, v.v. Hạn chế cho bé ăn trong khoảng 4 – trước 6h sáng, vì sẽ ảnh hưởng đến bữa sáng của bé. 

6. Bé bú mẹ không hiệu quả

Có nhiều trường hợp bé ti mẹ một chút đã lăn ra ngủ. Thường xảy ra trong những tuần đầu, khi này thời gian thức của bé còn ít, trong sữa đầu của mẹ lại có chất oxytocin giúp thư giãn nhưng lại gây buồn ngủ. Bé sẽ khó duy trì năng lượng đến 3 tiếng sau mới được ăn tiếp. 
Mẹ hãy cố gắng đánh thức bé nếu bé có dấu hiệu buồn ngủ khi ti mẹ theo một số cách gợi ý trong bài viết Làm thế nào để giữ con thức nhé? 

7. Bé ăn quá ít vào giấc đầu ngày

Dẫn tới việc bé bị quá đói, làm nap đầu tiên bị vỡ rồi tràn sang các nap sau. Bố mẹ có thể cân nhắc linh hoạt để giảm cữ ti đêm (khi bé đã trên 3 tháng và >6kg hay có dấu hiệu tích trữ đủ năng lượng ngủ xuyên đêm), cho ăn trong mơ (dreamfeed) hoặc nap đầu tiên có thể cho bé tập thể dục trước rồi mới cho bú để bé ăn hiệu quả hơn. 

Nguồn tham khảo: 

  • Sách "Baby Whisperer" hay "The secrets of the Baby Whisperer: How to calm, connect, communicate with your baby" của Tracy Hogg - bản dịch "Đọc vị các vấn đề của trẻ" 
  • Sách "Nuôi con không phải là cuộc chiến" - bản 3 buốn nghe nói cụ thể và hay hơn bản đầu. 
  • Group EASY - bé ăn ngon ngủ tốt - Nuôi con nhàn tênh: https://www.facebook.com/groups/easynuoiconnhantenh/learning_content/
  • Group EASY: Giúp bé ăn no, ngủ đủ - Bố Ken: https://www.facebook.com/groups/261838164519111/
  • Respectful Sleep Training/Learning: https://www.facebook.com/groups/respectfulsleeplearning/
  • Sleeping like an SGBaby: https://www.facebook.com/groups/SGBabySleep/
  • Breastfeeding Mothers' Support Group Singapore (BMSG): https://www.facebook.com/groups/breastfeedingmotherssupportgroupsingapore/
  • Page Bác sĩ Sữa mẹ Anh Thy https://www.facebook.com/TuVanSuaMe/

Chuỗi bài về EASY 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

A - Làm thế nào để giữ con thức?

Điều kỳ diệu mang tên có thai

Có con là mẹ được sinh ra lại một lần nữa